Năng lượng tái tạo là gì?

1. Năng lượng mặt trời

Đây là một trong những nguồn năng lượng phổ biến và được nhiều người biết tới với nhiều ứng dụng hữu ích. Năng lượng mặt trời bao gồm năng lượng điện mặt trời và nhiệt mặt trời. 

Các tấm năng lượng mặt trời, hoặc quang điện (PV), được làm từ silicon hoặc các vật liệu khác biến đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành điện năng. Hệ thống năng lượng mặt trời phân tán tạo ra điện cục bộ cho gia đình và doanh nghiệp, thông qua các tấm pin trên mái nhà hoặc các dự án cộng đồng cung cấp năng lượng cho toàn bộ khu phố. 

2. Năng lượng gió

Đây là nguồn năng lượng tái tạo được ưa chuộng trên thế giới và có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000km nên việc tận dụng năng lượng gió rất thuận lợi và đem lại nhiều lợi ích kinh tế. 

Năng lượng gió được con người khai thác từ các tua – bin gió và nó có thể được sử dụng để cung cấp điện như năng lượng mặt trời bằng cách quay các cánh quạt tua – bin, chuyển từ năng lượng của gió thành năng lượng cơ học và cuối cùng chuyển thành điện năng.

3. Thuỷ điện

Thuỷ điện là nguồn điện bắt nguồn từ năng lượng nước. Ở Việt Nam thuỷ điện khá phát triển bởi lượng mưa quanh năm cao và hệ thống sông ngòi dày đặc. Năm 2015 – 2017 có khoảng hơn 200 dự án thuỷ điện. Tính đến hiện nay đã tăng lên 1000 điểm có tiềm năng phát triển thuỷ điện từ 100 kW đến 30 MW.

4. Năng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối là khái niệm còn khá mới và mới phát triển trong vài năm gần đây. Nó là năng lượng tái tạo có thể dùng trực tiếp hoặc gián tiếp 1 lần hoặc chuyển thành dạng năng lượng khác theo 3 cách sau: chuyển đổi nhiệt, hoá học và sinh học.

Năng lượng sinh khối bao gồm 3 dạng là rắn, lỏng, khí.

– Sinh khối rắn như: Gỗ ( các bụi cây, mùn cưa…), cây năng lượng từ than củi, than bùn, rác thải đã qua xử lý…

– Sinh khối lỏng: Dầu thực vật ( dầu hướng dương, dầu hạt cải), dầu Diesel

– Sinh khối dạng khí: Metan, Hydrogen,…